Hồng y de Fleury chấp chính (1726–1743) Louis XV của Pháp

Tài chính và xung đột tôn giáo

Hồng y de Fleury. Họa phẩm của Hyacinthe Rigaud

Từ 1726 đến khi qua đời năm 1743, Fleury nắm quyền điều hành Pháp quốc một cách có hiệu quả và nhận được sự ủng hộ từ nhà vua. Fleury lựa chọn những quyết sách cho quốc gia. Ông ta cũng cấm nhà vua thảo luận các vấn đề chính trị với hoàng hậu. Để tiết kiệm ngân sách cho triều đình, ông ta đưa bốn cô con gái nhỏ của nhà vua đến nuôi dạy ở Tu viện Fontevrault. Thời kì này có vẻ như là thời kì yên bình nhất và thịnh vượng nhất trong suốt triều Louis XV, nhưng ngọn lửa chống đối vẫn âm ỉ và chờ dịp bùng phát, đặc biệt là từ các nhà quý tộc trong Nghị viện, họ cảm thấy quyền lực của mình đang bị suy giảm. Fleury bổ sung sắc chỉ Unigenitus của Giáo hoàng như một phần của luật pháp và ngăn cấm mọi cuộc tranh luận trong viện Nghị, dẫn đến họ bằng mặt nhưng không bằng lòng. Ông ta đánh giá thấp tầm quan trọng của Hải quân, điều này về sau dẫn đến tai họa lớn khi các cuộc xung đột nổ ra.[21]

Chính phủ Pháp dưới thời Fleury hoạt động ổn định; như Bộ trưởng Chiến tranh, Bauyn d'Angervilliers, và Bộ trưởng Kho bạc, Philibert Orry, giữ chức trong mười hai năm, và Bộ trưởng ngoại giao, Germain Louis Chauvelin, giữ chức mười năm. Bộ trưởng Hải quân và Quản gia của nhà vua, Bá tước de Maurepas, giữ chức thời gian này. Trong 19 năm đầu tiên triều đình chỉ dùng có 13 Bộ trưởng, trong khi qua 31 năm thân chính của mình, nhà vua đã dùng tới 43 người.[22]

Bộ trưởng Tài chính Michel Robert Le Peletier des Forts (tại nhiệm 1726–1730), có công ổn định tiền tệ Pháp, mặc dù ông bị trục xuất vào năm 1730 do tội tư túi. Người kế nhiệm, Philibert Orry, giúp giảm nhiều khoản nợ mắc phải sau Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, đơn giản và công bằng hóa hệ thống thu thuế, dù ông vẫn theo chính sách thứ mười mất lòng dân, tức là đánh thuế mọi thu nhập công dân là 1/10. Trong hai năm cuối thời chấp chính của Fleury, Orry có những chính sách để cân bằng ngân sách của hoàng gia, thành tựu này không bao giờ có thể lặp lại trong những năm tiếp đó.[23]

Chỉnh phủ của Fleury mở rộng thông thương, cả trong Pháp quốc và giao dịch với nước ngoài. Đường vận chuyển được mở rộng với việc mở kênh đài Saint-Quentin canal (nối liền các sông OiseSomme) năm 1738, về sau mở rộng ra đến Sông EscautVùng đất thấp, và xây dựng hệ thống đường bộ nội địa. Giữa thế kỉ XVIII, Pháp là nước có mạng lưới đường sá hiện đại và rộng nhất thế giới. Hội đồng thương mại đã thúc đẩy giao thương, và quy mô thương mại hàng hải với nước ngoài của Pháp tăng từ 80 đến 308 triệu livres trong 32 năm (1716 - 1748).[24]

Chính phủ vẫn dùng chính sách đàn áp tôn giáo nhằm vào chủ nghĩa Jansen và những người mà bọn quý tộc trong Nghị viện gọi là "Gallicans". Sau vụ 139 thành viên Nghị viện cấp tỉnh bị sa thải vì chống đối chính sách tôn giáo của chính phủ, Nghị viện Paris buộc phải chấp nhận giáo sắc Unigenitus và bị cấm bàn tán các vấn đề tôn giáo trong tương lai.[25]

Ngoại giao - Liên minh mới; Chiến tranh Ba Lan kế vị

Louis XV, họa phẩm của Hyacinthe Rigaud (1730)

Trong những năm đầu chấp chính, Fleury cùng Bộ trưởng Ngoại giao Germain Louis Chauvelin vẫn duy trì liên minh với Anh, mặc dù hai nước này là cựu thù nhiều năm và đang tranh giành các thuộc địa béo bở ở Bắc MỹTây Ấn. Họ cũng giảng hòa với Tây Ban Nha, sau sự kiện vua Tây Ban Nha nổi trận lôi đình vì triều đình Pháp hủy hôn với công chúa. Sự ra đời của người thừa kế năm năm 1729 đã chấm dứt khủng hoảng kế vị ở Pháp. Tuy nhiên, các thế lực khác lại nổi lên ở châu Âu, như là Nga quốc dưới sự trị vì của Pyotr Đại đếYekaterina I của Nga, Phổ quốc và Thánh chế La Mã với lãnh địa rộng lớn từ Serbia ở Đông Âu và thuộc địa cướp được từ tay Đế chế Ottoman, cùng với những vùng đất đoạt lấy qua hôn nhân với Hà Lan (bao gồm Bỉ) Milan và Vương quốc Napoli.[26]

Một liên minh chống Pháp được hình thành vào ngày 6 tháng 8 năm 1726 với sự tham gia của Phổ, Nga và Áo. Xuung đột giữa hai phe bùng phát sau vấn đề tranh chấp quyền kế thừa ngai vàng Ba Lan. Ngày 2 tháng 1 năm 1733, Vua Ba Lan và Tuyển đế hầu xứ Saxon, August II, chết, và người lên ngôi là Stanisław Leszczynski, nhạc phụ của vua Pháp. Trước đó một năm Nga, Áo và Phổ bí mật kí thỏa thuận với mục tiêu loại Stanisław khỏi ngai vàng và thay vào đó là một ứng viên khác, August III, con trai của nhà vua quá cố. Tranh chấp này đã dẫn đến Chiến tranh Kế vị Ba Lan. Stanisław được hộ tống đến Warsaw, lên ngôi vua Ba Lan và Đại Công tước Litva vào ngày 12 tháng 9. Nữ hoàng Nga quốc lập tức điều quân đến Ba Lan để ủng hộ con bài của mình. Stanisław buộc phải bỏ trốn tới cảng Danzig (nay là Gdansk), trong khi đó ngày 5 tháng 10, August III lên ngai báu ở Warsaw.[27]

Stanisław Leszczyński, nhạc phụ của Louis XV và là Vua của Ba Lan

Hồng y Fleury đã cẩn thận thu xếp tình hình. Đầu tiên ông thỏa thuận với AnhHà Lan, yêu cầu họ không can thiệp, cùng lúc liên minh với Vua Tây Ban Nha và Vua Sardegna với món hàng trao đổi là các lãnh địa của Đế chế Habsburg. Ngày 10 tháng 10 năm 1733, Louis hạ chiếu tuyên chiến với Áo. Quân Pháp chiếm lấy Công quốc Lorraine và tiếp đó Alsace, trong khi cánh quân khác băng qua dãy Alps và chiếm Milan vào ngày 3 tháng 11, trao nó cho Vương quốc Sardegna.[28] Fleury không mấy tha thiết với việc phục ngôi cho Stanisław, quân của ông này đang bị Hải quân Nga phong tỏa tại Danzig. Thay vì gửi đại quân đến đóng tại Copenhagen đến chi viện cho Danzig, ông ta lại cho quân trở về Brest và chỉ gửi 2000 thủy binh đến, cuối cùng tàu Pháp bị quân Nga đánh chìm. Ngày 3 tháng 7 Stanisław lại phải bôn đào qua Phổ quốc, trở thành thượng khách của Nhà vua Phổ Friedrich Wilhelm I của Phổ tại tòa lâu đài Koenigsburg.

Để kết thúc chiến tranh, Fleury và hoàng đế Karl VI bàn về hiệp ước. Franz III, Quận công xứ Lorraine, bỏ Lorraine đến Vienna, kết hôn với Maria Theresia, người thừa kế ngai vàng nhà Hapsburg. Ngôi chúa bỏ trống ở Lorraine được giao cho Stanisław, sau khi ông này từ bỏ quyền lên ngôi ở Ba Lan. Sau cái chết của Stanislaw, Công quốc Lorraine và Ba Lan lệ thuộc vào Pháp. Franz, về sau nhờ vợ mà trở thành hoàng đế, sẽ được bồi thường đất bị mất ở Lorraine bằng việc nhận phong ở Công quốc Toscana. Nhà vua của Sardegna nhận một số lãnh địa ở Lombardy; nhưnng phải triệt quân về Napoli, đổi lấy Parma và Plaisance. Đám cưới giữa Franz xứ Lorraine với Maria Theresia diễn ra vào năm 1736, và các cuộc trao đổi lần lượt diễn ra. Sau cái chết của Stanisław năm 1766, Lorraine và vùng lân cận là Công quốc Bar sáp nhập vào Vương quốc Pháp.[29][30]

Tháng 9 năm 1739, Fleury lại tìm được một thành công ngoại giao khác. Sự trung gian hòa giải của Pháp trong cuộc chiến giữa Thánh chế La MãĐế chế Ottoman dẫn đến Hiệp ước Belgrade (tháng 9, 1739), theo đó Ottoman là nước giành lợi thế. Từ đầu thế kỉ XVI, Pháp thường liên minh với Ottoman chống lại nhà Habsburg. Để trả ơn, năm 1740, Ottoman gia hạn sự thỏa hiệp, đánh dấu uy quyền thương mại của Pháp tại ở Trung Đông. Với những thành công này, uy tín của Louis XV đạt tới đỉnh điểm. Năm 1740, Vua của Phổ tuyên bố "Kể từ Hiệp ước Vienna, Pháp là trọng tài của châu Âu."[31]

Chiến tranh Kế vị Áo

Ngày 29 tháng 10 năm 1740, khi nhà vua đang đi săn ở Fontainebleau, một thám mã đến báo tin Hoàng đế Karl VI băng hà, con gái là Maria Theresia của Áo lên kế ngôi. Sau hai ngày suy nghĩ, Louis tuyên bố, "Trong vụ này, trẫm không muốn dính líu đến. Trẫm vẫn sẽ để tay trong túi, nếu họ không bầu lên một ông vua Kháng Cách."[31] Thái độ này khiến các đồng minh của Pháp đang muốn thừa cơ xâu xé đế chế Habsburg, cùng các tướng của Louis đang rất hăng máu sau những chiến thắng liên tục trong trăm năm trở lại đây trước người Áo. Nhà vua Phổ băng hà ngày 31 tháng 5 và kế vị là con trai Friedrich Đại đế, một thiên tài quân sự có tham vọng lãnh thổ to lớn. Tuyển đế hầu Bayern, được Friedrich ủng hộ, thách thức quyền kế ngôi của Maria Theresia, và ngày 17 tháng 12 năm 1740, Friedrich xâm chiến tỉnh Silesia của Áo. Vị Hồng y già cả Fleury không có tham vọng gì trong cuộc chiến này.

Fleury cử Đại tướng quân, Charles Louis Auguste Fouquet, Quận công de Belle-Isle, Nguyên soái Belle-Isle, cháu của Fouquet, cựu Quản lý tài chính thời Louis XIV, làm sứ giả đến Hội nghị Frankfurt, mang theo thông điệp của người Áo và chấm dứt chiến tranh bằng việc bầu Tuyển đế hầu Bayern lên ngai vàng Áo. Nhưng, Nguyên soái do căm ghét người Áo, nên đã kết minh với Phổ chống Áo, chiến tranh do đó bùng nổ.[32] Quân Pháp và Bayern nhanh chóng lấy Linz và lập vòng vây ở Prague. Ngày 10 tháng 4 năm 1741, Friedrich của Phổ đại thắng quân Áo tại Trận Molwitz. Ngày 18 tháng 5, Fleury lập liên minh mới giữa Pháp, Tây Ban Nha và Bayern, sau đó có thêm Ba LanSardegna. Tuy nhiên năm 1742, tình thế đảo ngược. Vị vua gốc Đức ở bên kia eo biển, George II, kiêm Tuyển đế hầu xứ Hannover, đứng về phía Áo và đem quân giao tranh với Pháp trên lãnh thổ Đức. Quân Hungary của Maria Theresa tái chiếm Linz và tiến quân vào các xứ Bayern cùng Munich. Tháng 6, Friedrich của Phổ rút liên minh với Pháp ngay sau khi chiếm xong Silesia từ tay người Áo. Belleville phải rút khỏi Prague, tổn thất 8000 người. Trong bảy năm, Pháp đã tham gia vào một cuộc chiến tranh tốn kém với liên minh chuyển đổi liên tục. Orry, người quản lý tài chính Pháp, buộc phải phục hồi thuế 1/10 mất lòng dân để gây quỹ chiến tranh. Hồng y de Fleury đã không sống đủ lâu để thấy sự kết cục cuộc chiến; ông qua đời vào ngày 29 tháng 1 năm 1743, và sau đó Louis trị vì một mình.[33]

Louis XV và Maurice de Saxe tại Trận Lauffeldt (2 tháng 7 năm 1747)

Cuộc chiến ở Đức gặp bất lợi; quân Pháp và Bayern phải đối mặt với liên quân Áo, Saxon, Hà Lan, Sardegna và Hannover. Quân của Quận công xứ Noailles bị thua trước quân Anh, quân Hessian và Hannover dưới sự chỉ huy của George II tại Trận Dettingen, và tháng 9 quân Pháp phải rút hết khỏi lãnh thổ Đức.[34]

Năm 1744, Hà Lan trở thành chiến trường chính, và tình hình chiến tranh có chút chuyển biến tốt cho phía Pháp. Friedrich Đại đế quyết định tái ủng hộ Pháp. Louis XV rời Versailles và thân chinh dẫn quân đến Hà Lan, tướng chỉ huy quân Pháp là Nguyên soái Maurice de Saxe, người gốc Đức. Tại Trận Fontenoy ngày 11 tháng 5 năm 1745, Louis, dẫn theo Thái tử, giành chiến thắng trước liên quân Anh, Hà Lan và Áo. Khi Thái tử xúc động vì nhìn thấy máu những người lính chết, nhà vua bảo, "Mày nên biết rằng chiến thắng nào cũng có giá của nó. Máu của kẻ thù vẫn là máu con người. Chiến thắng chân chính cần phải giảm thiểu điều đó."[35] Saxe thắng trận tiếp theo tại Rocoux (1746) và Lauffeld (1747). Năm 1746, quân Pháp bao vây và chiếm lấy Brussels, và Louis ca khải hoàn vào thành. Nhà vua ban cho de Saxe Lâu đài de Chambordthung lũng Loire để tưởng thưởng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Louis XV của Pháp http://www.histoire-et-secrets.com/articles.php?ln... http://rouvroy.medusis.com/docs/1215.html?qid=sdx_... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... //www.getty.edu/vow/ULANFullDisplay?find=&role=&na... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb12282451x http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb12282451x http://www.idref.fr/027317463 http://id.loc.gov/authorities/names/n50080622 http://d-nb.info/gnd/118729438